Bối cảnh Linh hồn Việt Cộng

"Ở Việt Nam, bà mẹ của người lính này hẳn phải đau khổ lắm vì mất con. Người con của bà lại do chính con chúng mình giết hại. Một ngày nào đó, tôi và ông, nếu ai còn đủ sức sẽ cùng Homer sang Việt Nam trả lại những kỷ vật cho anh lính xấu số này."

Mẹ của Homer Steedly—thời điểm nhận được di vật của Hoàng Ngọc Đảm— nói với chồng tại quê nhà North CarolinaHoa Kỳ.[1]

Ngày 18 tháng 3 năm 1969, người lính Homer Steedly bắn chết người lính Việt Cộng Hoàng Ngọc Đảm tại huyện Ayun Pa thuộc tỉnh Gia Lai,[2][3] đây là lần đầu tiên Homer giết người[1] và Hoàng Ngọc Đảm mới cưới vợ Phan Thị Minh được hai ngày.[2] Đảm khi đó không rõ mang quân hàm nào,[lower-alpha 2] Homer quân hàm trung uý và sau này rời Việt Nam với quân hàm thiếu tá.[4][5] Di vật của Đảm (một quyển sổ về sơ cứu vết thương, một quyển lưu bút với tên tuổi–quê quán những người bạn thân và công thức toán học trung học phổ thông, vài lá thư, ba giấy khen) được Homer Steedly nhờ người mẹ tại quê nhà North Carolina lưu giữ, mong muốn ngày nào đó trả lại cho thân nhân người lính Việt Cộng.[1] Hết thời gian phục vụ quân đội Hoa Kỳ, Homer làm nông dân tại trang trại quê nhà North Carolina, nhưng do mắc phải hội chứng Việt Nam và kinh tế không khá giả nên ông không thể viếng thăm Việt Nam trong suốt 40 năm sau đó.[1][2] Homer từng cố gắng kể lại câu chuyện nhưng bị công chúng lại coi là người kỳ cục, cựu binh người Mỹ tự cô lập bản thân và tham gia nhiều môn thể thao mạo hiểm.[6] Tibly Steedly — vợ Homer Steedly và là con gái của một vị trướng tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai — tạo lập một website giúp chồng tìm kiếm và chia sẻ thông tin về Việt Nam.[3][6]

"Tôi và Homer chưa bao giờ được biết những chuyện kỳ lạ như thế này. Với anh ấy đây là điểm bắt đầu của con đường dài chữa lành vết thương. Sự nhân hậu của mọi người, đặc biệt là của gia đình ông Hoàng Ngọc Đảm khiến chúng tôi xúc động vô cùng. Chúng tôi thấy như được chìm ngập trong sự nhân hậu của mọi người."

Tibly Steedly—vợ Homer Steedy—viết thư cho Đặng Kim Trâm, em gái của Đặng Thùy Trâm sau khi biết câu chuyện cựu binh Frederic Whitehurst trao lại Nhật ký Đặng Thùy Trâm cho gia đình liệt sĩ.[3]

Trong khoảng 40 năm đó, gia đình liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm tại xã Thái Giang thuộc tỉnh Thái Bình bị tai tiếng đầu hàng và sống ở Hoa Kỳ vì không tìm thấy quân trang cá nhân.[1] Một thầy bói khi đó phán rằng Đảm "sống sung sướng tại Hoa Kỳ", mẹ Đảm không tin con phản quốc và mỗi buổi chiều thường ra ngõ ngóng đợi.[2] Mẹ của Homer Steedly trước khi mất đã đưa nửa số tiền tích cóp được cho con trai chữa hội chứng Việt Nam, nửa còn lại đưa Homer làm lộ phí trở lại Việt Nam.[1][2] Gia đình liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm gửi hàng trăm lá đơn đến các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước khẳng định cái chết của con trai là có thật.[7] Trong khoảng thời gian này, Wayne Karlin — một cựu binh và có quan hệ với nhiều nhà văn Việt Nam — tìm hiểu về oan khuất của nam quân y và viết thư gửi đến Homer Steedly. Đạo diễn Minh Chuyên nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng thần giao cách cảm với nam quân y và được "truyền đạt" chấp nhận đại xá cho Homer.[5] Năm 2003, ba người trong gia đình liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm đến Gia Lai tìm mộ phần nhưng bất thành, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai cho biết toàn bộ mộ phần liệt sĩ được chuyển vào nghĩa trang Ayun Pa nhưng Đảm không có trong danh sách.[4] Tháng 9 năm 2005, Homer Steedly nhờ người bạn Wayne Karlin[3] đưa di vật trao tận tay thân nhân Hoàng Ngọc Đảm tại Thái Bình, đồng thời nhắn gửi "nếu gia đình liệt sĩ Hoàng Ngọc Đảm cho phép, anh sẽ cùng đi tìm hài cốt liệt sĩ".[2] Tibly Steedly — vợ Homer Steedly — vào tháng 11 năm 2005 viết "Lòng khoan dung của gia đình ông Hoàng Đình Đảm đối với Homer cũng như việc họ chấp nhận chúng tôi sẽ giúp làm lành biết bao vết thương. Chúng tôi phải cảm ơn họ về lòng nhân ái ấy!".[3] Ngày 24 tháng 5 năm 2008, Homer Steedly đứng một tiếng tại sân nhà liệt sĩ Đảm, sau đó vào thắp hương trước bàn thờ Đảm.[4] Vào 15 giờ cùng ngày, gia đình liệt sĩ Đảm và Homer (nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng không đi cùng[8]) đi tàu hỏa vào thành phố Hồ Chí Minh rồi chuyển hướng Tây Nguyên để tìm mộ phần Hoàng Ngọc Đảm.[1][3][4] Homer Steedly cùng là hai nhà văn người MỹWayne Karlin và Dong Reese — an táng hài cốt tại nghĩa trang vào cuối tháng 5 năm 2008.[1][2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Linh hồn Việt Cộng http://vnca.cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Bo-phim-L... http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phong-su-Ky-su/1754... http://tamlongvang.laodong.com.vn/su-kien-binh-lua... http://vieclam.laodong.com.vn/xa-hoi/tu-vu-cau-thu... https://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/bi-an-1o-pe... https://web.archive.org/web/20200716045850/https:/... https://web.archive.org/web/20200716060242/https:/... https://web.archive.org/web/20200716110135/http://... https://web.archive.org/web/20200716130615/https:/... https://web.archive.org/web/20200716144839/https:/...